Yoga sau sinh cho mẹ – những lợi ích cần biết

Không thể phủ nhận vai trò của Yoga đối với sức khỏe mọi người nói chung. Đặc biệt, yoga là bài tập rất tốt cho thai phụ. Tập Yoga giúp mẹ bầu dễ sinh, giảm stress và tinh thần thoải mái. Không chỉ vậy, lợi ích của yoga mang lại cho các sản phụ sau sinh rất hiệu quả nếu chọn đúng thời điểm tập và phương pháp.

Sau khi sinh, cơ thể mẹ bị mất nhiều máu, tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho việc sinh con và chăm sóc. Chưa kể nếu sinh mổ thì mẹ còn phải chịu nhiều đau đớn hơn thế. Lúc này, những bài tập yoga đúng cách sẽ giải pháp hữu hiệu cho các sản phụ muốn cải thiện sức khỏe và lấy lại vóc dáng của mình.

Chưa kể nếu sinh mổ thì mẹ còn phải chịu nhiều đau đớn hơn thế. Lúc này, những bài tập yoga đúng cách sẽ giải pháp hữu hiệu cho các sản phụ muốn cải thiện sức khỏe và lấy lại vóc dáng của mình.

Yoga mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dàng của mẹ sau sinh

Lợi ích của yoga đối với sản phụ

Sau khi mẹ mang thai và sinh con, sức đề kháng ít nhiều sẽ bị giảm đi, dễ mệt mỏi và nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Việc lựa chọn yoga như là phương pháp giảm cân sau sinh là sự chọn lựa khôn ngoan của chị em phụ nữ lúc này. Không chỉ giúp phục hồi vóc dáng sau sinh mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời sau đây

1. Mau chóng phục hồi sức khỏe sau sinh

Sau khi sinh con, nhất là với các mẹ sinh mổ còn phải chịu nhiều đau đớn, suy kiệt cơ thể, đôi khi cả tinh thần. Hơn thế nữa, khi em bé chào đời, mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc con cộng với mất khá nhiều năng lượng nên rất dễ mất sức, cơ thể yếu.

Lúc này, những bài tập yoga nhẹ nhàng và đúng cách sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, giúp lấy lại năng lượng, tăng cảm giác ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.

2. Giúp tinh thần mẹ sảng khoái hơn

Tập yoga với những động tác vận động nhịp nhàng và khoa học sẽ giúp khí huyết mẹ được lưu thông, giúp não bộ tràn đầy năng lượng và tăng tính hiệu quả cao khi hoạt động.

Do đó, sau khi tập yoga, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, lạc quan, tràn đầy năng lượng. Cơ thể mẹ không còn mệt mỏi, căng thẳng sau quá trình chăm sóc con cái nữa.

3. Giúp giảm cân và cải thiện vóc dáng sau sinh

Mang thai và sinh con khiến cho cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là hình dáng. Đa phần phụ nữ sau sinh thường tăng cân, lượng mỡ dư thừa nhiều hơn ở vùng bụng, ngực bị chảy xệ, da bị nhão, nhăn nheo không còn được căng mịn và săn chắc như thời chưa mang thai.

Điều này khiến chị em đôi khi mất dần sự tự tin vào hình dáng và cảm thấy lo lắng. Do đó, việc giảm cân sau sinh vừa an toàn vừa đảm bảo sức khỏe và bảo đảm nguồn sữa cho con bú luôn là mối quan tâm rất lớn của chị em. Yoga lúc này đóng vai trò như vị cứu tinh để giải quyết hết mọi lo lắng đó.

Giúp giảm cân và cải thiện vóc dáng sau sinh

Yoga giúp duy trì vóc dáng và cân nặng của phụ nữ sau sinh

4.. Yoga giúp xương khớp mẹ khỏe hơn

Sau thời gian dài mang thai và vượt cạn đầy thử thách và tốn nhiều năng lượng, xương và cột sống của các mẹ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tập luyện Yoga là liều thuốc tốt nhất giúp xương và cột sống chắc chắn, các cơ bắp, khớp sẽ hoạt động linh hoạt hơn. Các bài tập đúng cách sẽ giúp cải thiện lại khung xương nhanh chóng lấy lại hiện trạng như ban đầu.

5. Yoga giúp tăng cường hoạt động hệ cơ quan

Yoga giúp mẹ cải thiện chức năng các bộ phận trong cơ thể như tim (giảm huyết áp) và phổi (hỗ trợ việc hô hấp nhẹ nhàng hơn). Yoga giúp làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: đột quỵ, cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu với những mẹ thiếu hụt insulin trong tụy.

Yoga còn giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt của vai, lưng, giúp giảm đau lưng và đau cổ. Ngoài ra, Yoga còn giúp cơ bắp của mẹ săn chắc hơn và giúp việc giảm cân hiệu quả hơn rất nhiều.

Sau sinh bao lâu thì mẹ nên tập Yoga?

Thời điểm trở lại tập Yoga sau sinh luôn là mối quan tâm rất lớn của chị em để mau chóng lấy lại thân hình ban đầu và tự tin hơn về vóc dáng của mình cũng như nâng cao sức khỏe, tinh thần. Trên lý thuyết, việc tập yoga hoặc thể dục đều đặn có thể được coi là an toàn một vài tuần sau khi sinh.

Tuy nhiên, điều này còn phải phụ thuộc vào sức khỏe và thể trạng của từng mẹ và những lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe về việc thời gian trở lại bắt đầu thực hành yoga.

Trong hầu hết các trường hợp, tất cả mẹ vừa mới sinh con, dù có sinh thường hay sinh mổ, đều được khuyến cáo và tư vấn về việc cần phải có thời gian phù hợp để cơ thể có thể quay lại tập luyện yoga bình thường.

Thông thường, phụ nữ sau sinh mổ sẽ yếu hơn và cần nhiều thời gian bình phục hơn so với người sinh bình thường. Những me sinh thường có thể mất từ 4-8 tuần để phục hồi và bắt đầu tập luyện trở lại. Đối với phụ nữ sinh mổ cần ít nhất 4 tháng để vết mổ lành lại và lấy lại sức khỏe thì mới bắt đầu vào tập trở lại được.

Việc tập luyện với phụ nữ sinh mổ thường gây cảm giác hơi khó chịu và đau hơn khi bắt đầu và nên tốt nhất các bài tập Yoga nên nhẹ nhàng với những bài tập phục hồi vừa sức. Mẹ không nên tập quá sức, sẽ gây tổn thương đến vết mổ đang trong quá trình bình phục.

 Việc tập luyện với phụ nữ sinh mổ thường gây cảm giác hơi khó chịu và đau hơn khi bắt đầu và nên tốt nhất các bài tập Yoga nên nhẹ nhàng với những bài tập phục hồi vừa sức. Mẹ không nên tập quá sức, sẽ gây tổn thương đến vết mổ đang trong quá trình bình phục.

Mất khoảng 4-8 tuần dưỡng sức khỏe trước khi tập Yoga

Phụ nữ tập Yoga sau sinh cần lưu ý gì?

Để thực hiện các bài tập yoga hồi phục thể lực, giảm mỡ bụng sau sinh, chị em cần phải lưu ý đến những điều sau:

1. Tập luyện từ đơn giản đến nâng cao

Tốt nhất, mẹ nên tập theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên để bảo đảm tư thế đúng và nhuần nhuyễn các động tác. Khi mẹ đã làm quen với việc luyện tập, có thể tăng cường bài tập Yoga khó hơn và có thể luyện tập tại nhà cho tiện.

2. Chú ý việc tập thở đúng cách

Việc hít thở đúng khi tập luyện Yoga là điều cần thiết để cơ thể có đủ lượng oxy bơm đi các cơ quan trong cơ thể. Mẹ nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hay miệng. Hít sâu, thở dài để lấy nhiều oxy và giảm lượng oxit-carbon bơm vào máu, đi vào các mạch máu. Hít thở đúng cách sẽ giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng để luyện tập đạt hiệu quả tối đa.

3. Chú ý chế độ ăn uống

Mẹ không nên ăn uống ít nhất là 2 tiếng sau mỗi bữa ăn để cho dạ dày hoạt động có thời gian tiêu hóa và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Đối với những mẹ bị huyết áp thấp, có thể tránh chóng mặt do đói bằng cách một ly uống sữa hay trà trước khi bắt tay vào luyện tập. Sau khi tập yoga, mẹ cần nghỉ 30 phút rồi mới nên bắt đầu ăn uống trở lại.

Yoga không thích hợp cho mẹ muốn giảm cân thần tốc. Sự kiên nhẫn giảm cân là điều cần thiết với các bài tập Yoga giảm cân. Tác dụng giảm cân của Yoga chỉ hiệu quả sau một thời gian lâu dài, đều đặn và khoa học.

Khi mới bắt tay vào việc tập yoga sau khi sinh trở lại, mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ với 10 -15 phút luyện tập mỗi ngày, Yoga sẽ giúp mẹ đẩy nhanh quá trình phục hồi của bản thân, khiến tâm trí và cơ thể được xoa dịu và quan trọng hơn là giúp mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh rất hay gặp ở phụ nữ.

cơ thể được xoa dịu và quan trọng hơn là giúp mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh rất hay gặp ở phụ nữ.

Mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý

Những bài tập Yoga phục hồi cho mẹ sau sinh

1. Bài tập Kegel

  • Mẹ sẽ siết các cơ âm đạo trong 5 giây, sau đó thả lỏng ra.
  • Tiếp đến, mẹ nghỉ ngơi khoảng 10 giây rồi lặp lại. Tốt nhất là nên tập khoảng 5 lần. Sau khi đã thuần thục, mẹ nên tăng số lần thực hành đến 10 lần, 20 lần, hay 30 lần sau thời gian luyện tập vài tháng.
  • Tư thế Kegel giúp cơ bắp phục hồi như trước khi sinh và giúp cơ bắp được siết chặt hơn. Bài tập này còn có tác dụng nâng cao đời sống tình dục của mẹ.

Tư thế Kegel giúp cơ bắp phục hồi như trước khi sinh và giúp cơ bắp được siết chặt hơn. Bài tập này còn có tác dụng nâng cao đời sống tình dục của mẹ.

Bài tập Kegel

2. Tư thế con thuyền

Sau khi đã trải qua các bài tập Kegel trong vài tháng và tham khảo các chuyên gia sức khỏe, mẹ có thể chú ý đến cơ bụng với tư thế con thuyền. Hầu hết phụ nữ sau sinh bị tách rất nhiều. Vì thế mẹ cần kiên nhẫn và bắt đầu nhẹ nhàng với bài tập này.

  • Lưng ngồi thẳng, gập 2 đầu gối lại và đặt tay trên thảm tập.
  • Nâng cao 2 chân, cố gắng giữ chân sát vào nhau. Mẹ nhẹ nhàng ngả lưng ra sau, giữ thăng bằng cơ thể.
  • Hít vào, nâng 2 bàn chân cao hơn đôi mắt. Hai tay giơ trước mặt sao cho cao ngang vai, song song với sàn. Cơ thể lúc này tạo thành hình chữ V.
  • Nếu mẹ muốn tập nâng cao hơn, sau vài tuần, mẹ có thể nâng một chân thẳng đứng 90 độ, hoặc cả 2 chân đều được.

Nếu mẹ muốn tập nâng cao hơn, sau vài tuần, mẹ có thể nâng một chân thẳng đứng 90 độ, hoặc cả 2 chân đều được.

Tư thế con thuyền

3. Tư thế chiến binh

Nhiều mẹ cảm thấy bị đau vai và cổ vì cúi xuống. Tư thế Chiến binh sẽ giúp mẹ mở ngực, giảm đau vai và cổ. Tư thế này giúp mẹ thả lỏng sức đè lên hông và tăng sức cho phần dưới.

  • Di chuyển 2 tay về phía sau, các ngón tay nên đan vào nhau.
  • Mở rộng phần ngực Nhẹ nhàng cúi người về trước. Vai phải chạm nhẹ vào đầu gối.
  • Sau vài tuần tập luyện thuần thục, mẹ có thể với 1 tay từ trước vòng qua chân ra sau lưng, sau đó ngoặt tay ra sau nắm lấy 2 tay lại.

Sau vài tuần tập luyện thuần thục, mẹ có thể với 1 tay từ trước vòng qua chân ra sau lưng, sau đó ngoặt tay ra sau nắm lấy 2 tay lại.

Tư thế chiến binh

4. Tư thế châu chấu

  • Tư thế này giúp mẹ giải tỏa căng thẳng phần thân trên, kích thích hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng trong bụng.
  • Mẹ nằm sấp xuống thảm, 2 tay đặt song song với hông
  • Hít vào, đưa 2 chân hướng lên trên. Siết chặt cơ đùi, trọng tâm cơ thể dồn vào phần cơ bụng.
  • Hai tay nâng lên, vai mở rộng.

Hai tay nâng lên, vai mở rộng.

Tư thế con châu chấu

5. Tư thế lạc đà

Tư thế lạc đà giúp mẹ tăng cường sức khỏe cho phần lưng và vai, giảm nguy cơ đau lưng dưới.

Bắt đầu với tư thế quỳ, mẹ ngồi lên 2 chân. Sau đó đứng bằng đầu gối, tay duỗi ra ở 2 cạnh hông. Chú ý đầu gối mở rộng bằng vai.

  • Hít vào, nhẹ nhàng uốn lưng về sau, kéo căng cơ bụng ra.
  • Tay nắm chắc chân, giữ thẳng tay. Chú ý giữ cổ hướng lên trên.
  • Giữ tư thế này trong thời gian từ 30 – 60 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.

Tư thế lạc đà giúp mẹ tăng cường sức khỏe cho phần lưng và vai, giảm nguy cơ đau lưng dưới.

Tư thế con lạc đà

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mẹ nắm rõ hơn những lợi ích về yoga sau sinh rồi. Chúc mẹ mau chóng lấy lại năng lượng, tinh thần sau những bài Yoga bổ ích này.