Kiểm tra những phản xạ ở trẻ sơ sinh giúp bé sinh tồn

Mẹ có biết? Ngay khi sinh ra em bé đã có những phản xạ bẩm sinh vô cùng tuyệt vời để thích nghi và phát triển trong môi trường sống mới? Tại các nước phát triển, các nghiên cứu khoa học và nền y khoa tân tiến cũng đã sử dụng nó để kiểm tra, đánh giá năng lực và tình trạng sức khỏe của em bé khi chào đời. Đây được gọi là các bài test phản xạ sinh tồn ở trẻ sơ sinh.

 

kiểm tra phản xạ ở trẻ sơ sinh

Không chỉ thế bài test này còn là cách kích hoạt các phản xạ này bài bản và đúng cách sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ về sau. Hãy cùng Care With Love tìm hiểu những phản xạ ở trẻ sơ sinh nhé

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Phản xạ vùng miệng (Rooting)

Đây là một trong những phản xạ sinh tồn tuyệt vời nhất ở trẻ sơ sinh.

Cách kiểm tra: Kích thích miệng bé bằng cách chạm núm ty của mẹ vào gần miệng bé sẽ lập tức quay ngay ra hướng má bị chạm và thường mở miệng khá rộng. Phản ứng này giúp cho trẻ sơ sinh tìm thấy núm vú mẹ trong khi bú. Sau khi tìm thấy núm vú, phản ứng tiếp theo của bé là bú mút. Bú mút đã được em bé tập luyện ngay từ những tháng đầu của thai kỳ thông qua hoạt động nuốt nước ối, tiếp theo là mút ngón tay ở tam cá nguyệt thứ 2. Nên các mẹ hoàn toàn yên tâm rằng bất cứ em bé nào cũng biết tìm vú và bú mút.

Phản xạ Rooting xuất hiện sớm ngay sau sinh giúp bé “định vị” được vị trí vùng ngực mẹ cũng như vị trí của chai sữa mà bạn định cho bé bú. Phản xạ này sẽ nhanh nhạy hơn khi bé thức, và khi bé đang đói. Với việc nuôi con sữa mẹ và tiếp xúc da – kề – da ngay sau sinh sẽ giúp bé ngay lập tức sử dụng kỹ năng này.

phản xạ cầm nắm ở trẻ sơ sinh

Phản xạ nắm chặt bàn tay (Palmar)

Phản xạ này xuất hiện từ khi bé mới sinh.

Cách kiểm tra: đặt ngón tay của mẹ vào lòng bàn tay của bé, phản ứng của bé là: các ngón tay của bé sẽ tự động nắm chặt lấy các ngón tay của bạn như không muốn buông rời.

Với phản xạ cầm nắm bé có thể nắm bắt bàn tay mẹ hay bất cứ thứ gì trong tầm tay. Điều này giúp bé có khả năng bám chặt vào mẹ tránh té ngã. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt, do đó các bác sĩ cũng dùng cách này để kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Phản xạ sợ hãi (Moro)

Phản xạ này xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi.

Cách kiểm tra: Khi bị kích thích đột ngột, phản xạ giật mình của bé xảy ra như sau: cánh tay của em bé thẳng, ngón tay mở, kéo dài hoặc uốn cong trở lại, duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay, cong lưng, thậm chí là cố gắng kéo đầu chạm xuống phía vùng ngực thậm chí là thu về tư thế thai nhi. Đây là một loạt phản ứng bản năng liên hoàn tùy theo mức độ kích thích để “phòng vệ” với một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ.

các phản xạ ở trẻ sơ sinh

Phản xạ bàn chân (Babinski).

Cách kiểm tra: cù bàn chân bé, bị va đập mạnh bàn chân, hoặc miết ngón tay vào lòng bàn chân từ đầu ngón đến gót, phản xạ của bé sẽ là: các ngón chân tự động cong lên và xoè xòe hẳn ra như hình quạt. Riêng ngón chân út có thể sẽ dạng ra rộng hơn.

Phản xạ bàn chân xuất hiện ở tất cả các trẻ bình thường, có thể diễn ra ngay từ lúc bé mới sinh cho đến khoảng 1 tuổi. Sau 1 tuổi, phản ứng này sẽ được thay thế bằng phản ứng cả bàn chân (co chân, cong cả bàn chân lại).

Phản ứng phòng vệ khi bị xoay vùng cổ (phản xạ Tonic neck)

Cách kiểm tra: đặt bé ở tư thế nằm ngửa, rồi xoay vùng cổ của bé sang bên phải hoặc bên trái, phản ứng của bé là: chân và tay của bé ở bên hướng cổ quay sang sẽ duỗi thẳng, chân và tay còn lại sẽ hơi cong. Thậm chí có thể cong người hoàn toàn theo hướng mẹ đã quay đầu (đối với các bé ra tháng đã cứng cổ). Phản xạ này giúp bé cảm thấy an tâm hơn, không sợ bị ngã khi bé quay ngang, quay ngửa.

phản xạ bước đi ở trẻ sơ sinh

Phản xạ bước đi

Cách kiểm tra: mẹ dùng 2 tay xốc nách, đỡ bé đứng thẳng và để cho chân bé chạm một bề mặt nào đó, phản ứng của bé luôn là: kiễng chân – nhấc chân lên như muốn bước, thậm chí bé có thể bước đi từng bước một, chân nọ nối tiếp chân kia giống như cách bước đi của người lớn.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Đây chỉ là một phản ứng thông thường của trẻ sơ sinh, phản xạ này không có khả năng dự báo sớm ngày biết đi thực sự của trẻ. Trong cách giáo dục con kiểu Nhật các mẹ Nhật Bản thường sử dụng phản xạ bước đi này để dạy con biết đi sớm.

Những phản xạ này chỉ đến một lần trong đời người mà không bao giờ quay lại, thông thường chỉ trong 1 – 2 tháng đầu sau sinh. Thông thường sau khi sinh các bác sĩ sẽ kiểm tra cho mỗi bé, tuy nhiên chính các mẹ cũng nên kiểm tra và kích thích các phản xạ ở trẻ sơ sinh một cách bản năng.

Tham khảo

Dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh Care With Love

Dịch vụ tắm và massage bé sơ sinh

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Bé khỏe đẹp nhờ mẹ, mẹ khỏe đẹp nhờ Care With Love.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  

Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909 568 102 – 0939 939 353