Cân Nặng Bà Bầu Như Thế Nào Là Hợp Lý ?

Cân nặng bà bầu trong thời kỳ mang thai được đánh giá là đạt chuẩn và an toàn tùy thuộc vào thể trạng người mẹ thuộc loại gầy, trung bình hay nặng cân trước lúc mang thai, dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

BMI được đo bằng công thức Trong lượng cơ thể/bình phương chiều cao (tính bằng m). Chỉ số BMI khỏe mạnh là từ 18.5-26. Bà bầu có chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp cần phải được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tránh các bệnh thường gặp trong thai kỳ.cannangbabau1

Công thức đo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) = Cân nặng /(chiều cao) * 2

Ví dụ: Cân nặng của bạn là 50 kg và chiều cao của bạn là 1,6 m, vậy chỉ số BMI của bạn là:

BMI = 50/2.56 = 19.5

Theo các chuyên gia và bác sĩ sản phụ khoa, mức tăng cân nặng bà bà lý tưởng khi mang thai là tăng từ 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc cơ thể bà bầu trước đó quá gầy thì có thể tăng hơn nhưng không nên vượt quá 20 kg.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, do các chứng ốm nghén hành, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân nhanh, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi.

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, để thai nhi có sự tăng trưởng ổn định và phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần có một kế hoạch nghiêm túc cho cả thai kỳ. Trong đó có việc đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết dựa trên chỉ số BMI .

– Tăng từ 15 đến 20kg với những bà mẹ gầy nhẹ cân.
– Tăng từ 8 đến 12 kg cho những bà mẹ mập.

– Trung bình một bà mẹ tăng từ 12 – 15kg trong suốt thai kỳ.

 

Vì sao phải kiểm soát cân nặng của bà bầu?

Việc kiểm soát cân nặng của bà bầu trong thai kỳ rất quan trọng. Quan niệm “ăn cho hai người”, hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.

cannangbabau2

Ngược lại, nếu bà bầu tăng cân quá ít sẽ khiến em bé trong bụng bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ các chất để bé phát triển toàn diện. Chưa kể việc kiêng khem còn khiến bà bầu mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp, giai đoạn vượt cạn cũng trở nên khó khăn.

 

Chế độ tập luyện hợp lý cho bà bầu

Chế độ tập luyện đúng cách khi mang bầu  mang lại hiệu quả tuyệt vời cho cả bà mẹ lẫn thai nhi, giúp cung cấp năng lượng, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn chặn tăng cân quá mức. Ngoài ra, các bài tập hợp lý còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thai, giảm đau lưng hiệu quả, giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau sinh, tăng sức chịu đựng, giảm nguy cơ tiền sản giật do chứng cao huyết áp gây ra, giữ gìn vóc dáng, chuẩn bị đủ sức khỏe lúc đau đẻ và sinh con.

Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp tập thể dục khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ tăng chỉ số IQ của trẻ cao hơn trung bình 14 điểm. Khi luyện tập các nhóm cơ lớn kích thích sự phát triển các nhóm neuron thần kinh – tăng lượng máu lên não. Vì vậy việc tập thể dục, tập yoga trong giai đoạn mang thai là rất tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài việc tập luyện cơ thể, bà bầu hãy thường xuyên massage bà bầu và đắp mặt nạ để có làn da tươi sáng, căng mịn ngay cả khi mang thai.

 

 [CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909568102

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101